Vô sinh

Vô sinh

Đặt thuốc viêm phụ khoa có bị chậm kinh không?
16 Aug

Đặt thuốc viêm phụ khoa có bị chậm kinh không?

Đặt thuốc viêm phụ khoa có bị chậm kinh không? Đây là thắc mắc chung của rất nhiều chị em không may mắc phải bệnh viêm nhiễm phụ khoa và đang điều trị bằng thuốc đặt âm đạo. Một chu kỳ kinh nguyệt bình thường là dấu hiệu của một sức khỏe sinh lý tốt. Tuy nhiên vì nhiều lý do mà dẫn đến chu kì sinh lý bất thường ở chị em. Vậy khi đặt thuốc viêm phụ khoa có bị chậm kinh không? Chúng ta cùng theo dõi những chia sẻ từ các chuyên gia Sản phụ khoa về vấn đề này qua bài viết dưới đây. Kinh nguyệt là hiện tượng sinh lý bình thường ở chị em phụ nữ. Kinh nguyệt đều đặn báo hiện tình trạng sức khỏe sinh sản tốt. Tuy vậy không phải lúc nào chu kì này cùng đều đặn, vòng kinh đó có thể dễ bị tác động bởi những yếu tố khác nhau như sinh hoạt hàng ngày, sức khỏe, tâm lý hoặc mang thai…chậm kinh cũng có thể do thuốc đặt viêm phụ khoa. Các chuyên gia cho hay, các nguyên nhân dẫn đến chu kỳ kinh không đều, chậm kinh thường là do: Chế độ sinh hoạt hàng ngày không khoa học: thức khuya, chế độ dinh dưỡng, thức ăn thiếu an toàn, lười vận động…đều là những nguyên nhân điển hình gây nên tình trạng chậm kinh, kinh không đều. Do tác động tâm lý, áp lực công việc, stress, áp lực gia đình… Do dùng thuốc tránh thai khẩn cấp: Việc sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp với thành phần làm lượng hormone sụt giảm, từ đó gây hiện tượng rối loạn kinh nguyệt. Do mang thai: Nếu trước thời điểm chu kì kinh mà có quan hệ tình dục không sử dụng biện pháp an toàn thì việc chậm kinh có thể là dấu hiệu của thụ thai thành công. Khi đi kinh nguyệt sẽ không xuất hiện và chỉ có lại khi đã sinh con. Tuy nhiên đặt thuốc viêm phụ khoa có bị chậm không? Thông thường có một số loại thuốc đặt có thành phần giúp cân bằng và tác động vào hormone nội tiết tố. Những hormone nội tiết tố này ảnh hưởng trực tiếp đến chu trình đều đặn của kinh nguyệt, trong đó có chậm kinh. Khi nhận thấy hiện tượng chậm kinh kéo dài, chị em không nên chủ quan. Vì đây có thể là biểu hiện cho bạn biết bạn có thể mắc một số bệnh phụ khoa nguy hiểm như: viêm vòi trứng, viêm buồng trứng, viêm lộ tuyến cổ tử cùng, u xơ tử cung…Thậm chí là nguy cơ vô sinh hay hiếm muộn. Do đó, khi có những dấu hiệu bất thường như trên chị em nên tiến hành thăm khám định kì, để bác sĩ nắm bắt được tình hình bệnh và có hướng điều trị kịp thời. Bên cạnh đó, chị em không nên tự ý mua thuốc về dùng tại nhà mà chưa có sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe, đặc biệt là sức khỏe sinh sản. Đồng thời chị em cần lưu ý một số vấn đề sau: Thay đổi thói quen sinh hoạt hàng ngày khoa học, tránh tình trạng stress, áp lực đè nặng, giữ tinh thần thoải mái. Cung cấp dinh dưỡng đầy đủ cho cơ thể, tập luyện thể thao hàng ngày nâng cao đề kháng cho cơ thể. Hạn chế sử dụng các đồ uống có cồn, chất kích thích như rượu bia, thuốc lá… Thường xuyên thăm khám phụ khoa định kì 6 tháng 1 lần. Để phát hiện sớm bệnh và có hướng điều trị kịp thời. Tham khảo thêm: Top 10 thuốc viêm phụ khoa được nhiều người tin dùng                             Có thai đặt thuốc viêm phụ khoa có sao không? Một số lưu ý khi dùng thuốc đặt phụ khoa Bệnh viêm nhiễm phụ khoa thường do vi khuẩn, vi nấm có hại gây nên. Do đó, trước khi sử dụng thuốc đặt phụ khoa, chị em nên đi khám lâm sàng, xét nghiệm dịch tiết âm đạo, soi tươi để xác định chính xác tình trạng và nguyên nhân gây bệnh. Sau khi khám lâm sàng thì việc áp dụng thuốc điều trị mới là đúng. Trong quá trình sử dụng thuốc đặt phụ khoa, chị em cần có những lưu ý sau: Cần dùng đủ liều: Thuốc đặt phụ khoa chỉ nên dùng trong khoảng 7-10 ngày, không nên quá 14 ngày. Khi đã dùng đúng liều mà không có hiệu quả thì có thể thay thuốc khác theo chỉ định của bác sĩ. Không nên dùng kéo dài sẽ dễ dẫn đến kháng thuốc. Đặc tính của viêm phụ khoa dễ bị tái phát do tình trạng nhiễm lại từ bên ngoài hoặc do tự nhiễm từ chính mình. Khi dùng thuốc đặt nên chọn một thuốc đặc hiệu có công dụng vừa phải, chỉ khi không đáp ứng mới dùng một thuốc đặc hiệu mạnh hơn. Nếu trường hợp viêm nhiễm nặng có thể kết hợp cả thuốc đặt và thuốc uống nhằm đạt hiệu quả điều trị tốt nhất, thời gian điều trị ngắn. Cách đặt thuốc phụ khoa: Vệ sinh tay sạch sẽ trước khi đặt, kẹp thuốc ở giữa hai ngón tay dùng ngón tay đẩy thuốc vào bên trong càng sâu càng tốt. Khi đặt cần ở tư thế nửa nằm nửa ngồi, ngồi xổm hay đứng gác một chân lên ghế thấp. Với thuốc đặt dạng viên trứng mềm chỉ cần đặt trực tiếp vào âm đạo, còn với viên nang dạng cứng khó tan, chị em cần nhúng viên thuốc vào nước ấm 20-30 giây cho thuốc mềm sau đó đưa vào âm đạo. Thời gian đặt: Nên đặt vào buổi tối trước khi đi ngủ, đặt xong nằm nghỉ luôn. Nếu đặt vào lúc khác thì sau khi đặt phải nằm nghỉ vài tiếng. Kiêng giao hợp trong thời gian dùng thuốc nhằm làm cho thuốc có hiệu quả. Một vài trường hợp chị em thường bị dị ứng với thuốc đặt phụ khoa. Nếu bị dị ứng nhẹ nên ngưng đặt 2,3 ngày sau đó tiếp tục liệu trình điều trị. Nếu bị dị ứng nặng, chị em nên ngừng thuốc báo cho bác sĩ điều trị biết và yêu cầu đổi thuốc. Tránh lạm dụng: Trường hợp chị em ra huyết trắng sinh lý, trường hợp viêm âm đạo trẻ em do các chất kích thích mà không do nhiễm khuẩn thì không nhất thiết phải dùng thuốc đặt. Lạm dụng sẽ gây kháng thuốc, làm mất cân bằng môi trường âm đạo, gây bội nhiễm các tác nhân gây bệnh khác. Thông tin chi tiết tham khảo thêm tại: Quầy thuốc Phụ Khoa
10 dấu hiệu nhận biết viêm nhiễm phụ khoa
10 Jul

10 dấu hiệu nhận biết viêm nhiễm phụ khoa

Viêm nhiễm phụ khoa là gì? Viêm nhiễm phụ khoa hay nói ngắn gọn viêm phụ khoa là bệnh lý thường gặp ở phụ nữ, có thể mắc phải ở mọi lứa tuổi và rất dễ tái phát. Theo nghiên cứu từ Bộ Y tế thì có đến 70% phụ nữ đã và đang mắc phải những bệnh về viêm phụ khoa và bệnh lý liên quan khác ở các mức độ khác nhau. Tuy nhiên đa phần chị em thường lơ là, chủ quan cũng như chưa có kiến thức chuẩn về bệnh này. Dưới đây Quầy Thuốc Phụ Khoa xin chia sẻ đến chị em một số dấu hiệu nhận biết khi bị Viêm phụ khoa. 1. Ra Khí hư suốt thời kì kinh Rát ngứa âm đạo, đau buốt khi tiểu, khí hư ra bất thường, có mùi khó chịu...đều là những dấu hiệu của Viêm nhiễm phụ khoa. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời thì có thể dẫn đến những hậu quả nặng nề, có thể kể đến như vô sinh, ung thư... 2. Có cảm giác ngứa vùng kín Hiện tượng ngứa là dấu hiệu dễ nhận biết nhất và cũng là cảnh báo đầu tiên của viêm nhiễm phụ khoa dạng mới khởi phát. Nguyên nhân đến từ việc bệnh nhân nhiễm vi khuẩn vaginosis và trichomoniasis gây nên. 3. Đau đớn khi quan hệ Chuyện yêu luôn là liều thuốc bổ với cả sức khỏe tinh thần cũng như sức khỏe thể xác. Tuy nhiên trong trường hợp của những bệnh nhân viêm nhiễm phụ khoa thì chuyện yêu lại là “thảm họa”. Đa phần những chị em đã và đang mắc viêm phụ khoa đều e ngại “chuyện yêu” bởi nó không chỉ mang lại cảm giác thất vọng mà còn gây đau đớn. Theo các chuyên gia, cảm giác đau khi “yêu” là do âm đạo bị khô rát nguyên nhân do lượng hormone bị giảm dẫn đến dịch tiết âm đạo không có. 4. Chảy máu khi quan hệ Đây là hiện tượng thường đi kèm sau khi quan hệ mà có cảm giác khô rát hay gây đau đớn. Nguyên nhân đến từ việc dịch tiết âm đạo có tác dụng bôi trơn không có, cố gắng quan hệ sẽ gây tổn thương niêm mạc âm đạo. Có thể gây chảy máu. 5. Xuất hiện nốt đỏ, phát ban trên bầu ngực Thường thì hiện tượng này thường xảy ra do kích ứng nịt ngực quá chật hoặc do côn trùng cắn. Tuy nhiên hiện tượng này sẽ có dấu hiệu thuyên giảm sau 1-2 ngày. Nhưng nếu hiện tượng trên không những không thuyên giảm mà còn có dấu hiệu mở rộng phạm vi thì cần phải xem xét đến trường hợp mắc các bệnh như chàm bội nhiễm hay thậm chí là ung thư vú. Hãy mau chóng đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được khám và có hướng điều trị kịp thời. 6. Có sự rối loạn nhất định ở vùng bụng Gặp sự rối loạn ở vùng bụng như đầy hơi, đầy bụng, khó tiêu...Nếu những hiện tượng này kéo dài nhiều ngày không có dấu hiệu thuyên giảm thì ngoài những vấn đề liên quan đến đường tiêu hóa thì có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư buồng trứng. 7. Phụ nữ ở độ tuổi mãn kinh Ở độ tuổi này đánh dấu sự sụt giảm estrogen một cách nghiêm trọng, khiến môi trường tại âm đạo trở nên khô và trung tính thiếu đi sự bào vệ của các axit lactic diệt khuẩn. Từ đó trở thành nơi dễ bị nhiễm vi khuẩn và tạp nấm, tình trạng viêm nhiễm mãn tính kéo dài có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như ung thư cổ tử cung, ung thư buồng trứng. Âm đạo có tiết dịch bất thường có khí hư, có máu, có mùi khó chịu... Cơ quan sinh dục ngứa, rát, đau đỏ, có các nốt, vết loét Khi đi tiểu thấy đau, buốt. Đau bụng dưới hoặc đau trong khi giao hợp Chảy máu bất thường ngoài chu kỳ kinh nguyệt hoặc chảy máu sau khi giao hợp... 8. Nhức lưng, mỏi eo Nếu cảm thấy dễ mệt mỏi, kèm theo mỏi eo nhức lưng, rất có khả năng vấn đề không chỉ nằm ở đốt xương lưng mà còn ở xương chậu Nếu kèm theo cả nóng sốt, đau đầu, kiệt sức toàn thân, bạch đới nhiều, thậm chí khi nhấn vào phần bụng dưới đau nhức, đi tiểu buốt hoặc hậu môn lồi ra, lúc đó càng nên nghĩ đến viêm xương chậu Chuyên gia khuyến nghị đầu tiên đi khám kiểm tra phụ khoa toàn diện, không nên chỉ kiểm tra cột sống. Việc chịu đựng sẽ có thể làm bạn bỏ qua thời cơ trị liệu tốt nhất Các bệnh do viêm xương chậu gây ra gồm có thai ngoài tử cung, vô sinh cũng như ảnh hưởng đến đời sống tình dục. 9. Đau sa bụng dưới, u trong xương chậu Người mắc u xơ tử cung có thể sa bụng dưới, đau nhức lưng...Tuy nhiên những triệu chứng này thường bị lơ đi, bỏ qua. Nếu cảm thấy có thứ gì đó đang gây chèn ép gây đau thì nên đi khám ngay lập tức. Đột nhiên đau bụng dữ dội, đau không chịu đựng được, thậm chí xuất huyết âm đạo thì có thể là dấu hiệu của u tử cung hoặc u nang buồng trứng. Cần đi khám kịp thời để có hướng điều trị. 10. Đau bụng kinh liên tục, kéo dài Đau bụng kinh liên tục kèm theo lượng kinh nguyệt hàng tháng nhiều, thời kỳ đèn đỏ dài, đồng thời cũng có thể xuất hiện đau khi yêu, hậu môn lồi ra, đi tiểu buốt... là biểu hiện của màng tử cung sai lệnh Nếu nghĩ đơn giản là triệu chứng kinh nguyệt, không thăm khám thì có thể dẫn tới vô sinh do dính ống dẫn trứng và gây bệnh phụ khoa Khi đã có kết quả điều trị tốt, để phòng tránh tái phát bệnh, cần chú ý thực hiện vệ sinh cá nhân, vệ sinh vùng kín đúng cách. Vệ sinh không tốt sẽ là môi trường lý tưởng để vi khuẩn gây hại. Kết luận Trên đây là phukhoatap.com vừa điểm qua 10 dấu hiệu nhận biết viêm nhiễm phụ khoa. Hy vọng với những chia sẻ trên sẽ giúp ích được phần nào cho chị em phái đẹp trong việc gìn giữ sức khỏe của bạn và người thân trong gia đình. Chị em có thể tham khảo một số sản phẩm về bệnh phụ khoa có tại Quầy thuốc Phụ Khoa tại đây: Blissfast Vanober Agimycob Neostyl Kegynandepot Sdvag Danh mục sản phẩm liên quan: https://phukhoatap.com/viem-nhiem-phu-khoa https://phukhoatap.com/da-nang-buong-trung https://phukhoatap.com/kinh-nguyet https://phukhoatap.com/noi-mac-tu-cung https://phukhoatap.com/ung-thu
Gọi Tư Vấn Miễn Phí Chat nhanh đặt hàng Chat FB